Kiểu ăn sai lầm nhiều người mắc: Gây tổn hại dạ dày, 'dẫn lối' cho hàng loạt bệnh mạn tính

Đây là một thói quen ăn sai lầm thường thấy của nhiều người, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.

Bữa ăn hàng ngày vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày càng bận rộn và hối hả đã khiến không ít người vô tình mắc phải những thói quen ăn uống sai lầm, gây hại tới sức khỏe của bản thân.

Trong đó, thường gặp nhất là thói quen ăn nhanh, nuốt vội, tranh thủ ăn khi đang làm việc hoặc vừa xem điện thoại, máy tính vừa ăn cơm…

Có nhiều người ăn nhanh tới mức chỉ mất 10 - 15 phút để ăn xong một bữa cơm. Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Ăn nhanh nuốt vội, “làm tội” cơ thể

1. Béo phì

Thói quen ăn nhanh có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Việc nhai ít hơn và ăn nhanh hơn khiến cơ thể tiêu thụ nhiều thức ăn và calo trong một khoảng thời gian ngắn.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do não bộ mất khoảng 20 phút để nhận tín hiệu “no” từ dạ dày, từ đó giúp bạn hạn chế nạp năng lượng dư thừa vào cơ thể. Tuy nhiên, thói quen ăn quá nhanh khiến bạn nạp thêm lượng calo vào cơ thể trước khi não bộ có cơ hội báo hiệu rằng bạn không cần nạp thêm thức ăn nữa.

Một đánh giá dựa trên 23 nghiên cứu được công bố trên Pubmed (một cơ sở dữ liệu về các nghiên cứu y học) về béo phì cho thấy, thói quen ăn nhanh tác động đến chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) và khiến trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng.

Một nghiên cứu do Bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang trên 644 tình nguyện viên tham gia cho thấy, những người ăn nhanh thường có chỉ số khối cơ thể, vòng eo và lượng mỡ nội tạng lớn hơn những người nhai chậm. Ngoài ra, những người ăn nhanh tăng 66% nguy cơ béo bụng và tăng 65% nguy cơ béo phì.

Kiểu ăn sai lầm nhiều người mắc: Gây tổn hại dạ dày, dẫn lối cho hàng loạt bệnh mạn tính - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Thói quen ăn nhanh có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì.

2. Hội chứng chuyển hóa

Một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy thói quen ăn nhanh, ăn vội vàng có thể gây ra hội chứng chuyển hóa, kéo theo đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tim mạch.

Tiến sĩ Takayuki Yamaji, bác sĩ Tim mạch tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản - tác giả chính của nghiên cứu trên đã kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe cho 1.083 người tham gia (trung bình trên 51 tuổi), trong đó có 642 người là nam giới trong vòng 5 năm. Khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu những người tham gia không có dấu hiệu mắc hội chứng chuyển hóa.

Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tốc độ ăn và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (bao gồm các yếu tố như cao huyết áp, tăng đường huyết, Triglyceride tăng, Cholesterol HDL thấp, số đo vòng eo tăng) - yếu tố nguy cơ gây ra các loại bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2,...

Trong vòng 5 năm, tiến sĩ Yamaji và các đồng nghiệp đã theo dõi những người tham gia nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để họ cung cấp thông tin về lối sống, thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và tiền sử bệnh.

Những người tham gia cũng được chia thành ba nhóm dựa theo tốc độ ăn của họ: nhóm những người ăn chậm, những người ăn bình thường và nhóm những người ăn nhanh.

Kết quả cho thấy nhóm ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn. Trong thời gian 5 năm theo dõi, có 84 người đã mắc hội chứng chuyển hóa. Những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao gần gấp đôi so với những người ăn uống bình thường.


Cụ thể, những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn (11,6%), nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở những người ăn bình thường là 6,5%. Trong khi đó, những người ăn chậm chỉ có 2,3% nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

Kiểu ăn sai lầm nhiều người mắc: Gây tổn hại dạ dày, dẫn lối cho hàng loạt bệnh mạn tính - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao gần gấp đôi so với những người ăn uống bình thường.

3. Ảnh hưởng hệ tiêu hoá

Ăn quá nhanh khiến cho thức ăn chưa được nhai kỹ và nghiền nát, đồng thời việc hấp thụ một lượng lớn thức ăn vào người trong một thời gian ngắn sẽ khiến thức ăn tích tụ ở trong dạ dày, từ đó gây áp lực lên thành dạ dày, khiến thành dạ dày phải co bóp liên tục để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, làm giảm chức năng của dạ dày.

Ngoài ra, việc ăn quá nhanh cũng có hại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, lâu dần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Một nghiên cứu ở Hàn Quốc trên hơn 10.000 bệnh nhân đã thực hiện kiểm tra sức khỏe và nội soi đường tiêu hóa. Các bác sĩ phát hiện ra những bệnh nhân có thói quen ăn nhanh xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, nóng ruột,...

Kiểu ăn sai lầm nhiều người mắc: Gây tổn hại dạ dày, dẫn lối cho hàng loạt bệnh mạn tính - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi, nóng ruột,...

Xây dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Ăn chậm hơn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi bữa ăn nên kéo dài ít nhất 20 phút bởi đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể gửi tín hiệu “no” đến não bộ, giúp bạn hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Ngoài ra, mọi người nên chú ý:

- Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói: Tình trạng đói quá mức có thể khiến bạn ăn nhanh hơn và ăn nhiều hơn.

- Uống nước: Việc uống nước trong suốt bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no và khuyến khích bạn ăn chậm lại.

- Nhai kỹ hơn: Nhai thức ăn thường xuyên hơn trước khi nuốt. Bạn có thể đếm số lần nhai.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả thường khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để nhai nuốt. Đặc biệt, những thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp cơ thể có cảm giác no, từ đó hạn chế được lượng calo nạp vào cơ thể.

- Hãy cắn từng miếng nhỏ: Cắn miếng nhỏ hơn có thể giúp bạn giảm tốc độ ăn và kéo dài thời gian ăn uống.

This is a common wrong eating habit of many people, which can directly affect health, increase the risk of some chronic diseases.
Daily meals are extremely important because it is a source of essential nutrients for the body.

However, modern society is increasingly busy and bustling, causing many people to unintentionally adopt wrong eating habits, which are harmful to their health.

In particular, the most common is the habit of eating quickly, swallowing quickly, taking advantage of eating while working or watching a phone or computer while eating.

There are many people who eat so fast that it only takes 10-15 minutes to finish a meal. This can have many health effects.

Eat fast and swallow quickly, "sin" the body
1. Obesity

Fast food habits are directly linked to an increased risk of being overweight or obese. Chewing less and eating faster causes the body to consume more food and calories in a short amount of time.

Scientists think that the cause of this condition is that the brain takes about 20 minutes to receive the "full" signal from the stomach, thereby helping you limit excess energy intake into the body. However, the habit of eating too quickly causes you to add more calories to your body before your brain has a chance to signal that you don't need more food.

A review of 23 studies published in Pubmed (a database of medical studies) on obesity found that fast food habits impact BMI (body mass index) and BMI. causing rapid increase in body weight.

A study by the Hospital affiliated to Zhejiang University Medical School on 644 volunteers showed that fast eaters had greater body mass index, waist circumference, and visceral fat than those who chewed slowly. In addition, fast eaters had a 66% increased risk of abdominal obesity and a 65% increased risk of obesity.

The wrong eating style many people make: Damages the stomach, leading to a series of chronic diseases - Photo 1.
Illustration: Fast food habits are directly linked to an increased risk of being overweight or obese.

2. Metabolic syndrome

A study published by the American Heart Association found that eating quickly and in a hurry can cause metabolic syndrome, which leads to serious effects on heart health.

Takayuki Yamaji, a cardiologist at Hiroshima University, Japan - lead author of the above study examined and monitored the health status of 1,083 participants (average age over 51 years), including 642 men within 5 years. At the start of the study, the participants showed no signs of metabolic syndrome.

The study focused on the relationship between eating speed and the incidence of metabolic syndrome (including factors such as high blood pressure, hyperglycemia, elevated triglycerides, low HDL cholesterol, increased waist circumference) - weak risk factors for chronic diseases such as heart disease, type 2 diabetes, etc.

For five years, Dr. Yamaji and colleagues followed the study participants using questionnaires that provided information about their lifestyle, eating habits, physical activity, and medical history. sick.

The participants were also divided into three groups based on how fast they ate: slow eaters, regular eaters, and fast eaters.

The results showed that the fast-eating group had a higher risk of metabolic syndrome. During the 5-year follow-up period, 84 people developed metabolic syndrome. Fast eaters are almost twice as likely to develop metabolic syndrome as regular eaters.



Specifically, people who eat fast have a higher risk of metabolic syndrome (11.6%), the risk of metabolic syndrome in people who eat normally is 6.5%. Meanwhile, those who ate slowly had only a 2.3% risk of metabolic syndrome.

The wrong eating style many people make: Damages the stomach, leading to a series of chronic diseases - Photo 2.
Illustration: People who eat fast are nearly twice as likely to develop metabolic syndrome as those who eat normally.

3. Effects on the digestive system

Eating too quickly makes food not chewed thoroughly and crushed, and absorbing a large amount of food in a short time will cause food to accumulate in the stomach, thereby putting pressure on the wall. stomach, causing the stomach wall to contract continuously to digest a large amount of food, reducing the function of the stomach.

In addition, eating too quickly is also harmful to the body's digestion and absorption of nutrients, which over time can increase the risk of diseases such as acid reflux, stomach ulcers, even stomach ulcers. stomach cancer.

A study in Korea of ​​more than 10,000 patients performed a physical examination and gastrointestinal endoscopy. Doctors discovered that patients with a habit of eating fast develop symptoms of gastritis.

According to the US National Library of Medicine, eating too quickly is also the cause of gastrointestinal symptoms such as abdominal pain, indigestion, belching, heartburn, etc.

The wrong style of eating that many people make: Damages the stomach, leading the way a series of chronic diseases - Photo 3.
Illustration: Eating too fast is also the cause of gastrointestinal symptoms such as abdominal pain, indigestion, belching, heartburn, etc.

Build the habit of eating slowly and chewing thoroughly
Eating more slowly can have many health benefits. Each meal should last at least 20 minutes because this is enough time for the body to send a "full" signal to the brain, helping you limit the amount of food you eat.

In addition, people should pay attention to:

Avoid getting too hungry: Being too hungry can make you eat faster and eat more.

Drink water: Drinking water during meals will help you feel full and encourage you to eat slowly.

Chew more thoroughly: Chew food more often before swallowing. You can count the number of chews.

Eat fiber-rich foods: High-fiber foods like fruits and vegetables often take longer to chew. In particular, foods rich in fiber also help the body feel full, thereby limiting the amount of calories loaded into the body.


Take small bites: Taking smaller bites can help you slow down your eating time and prolong your eating time.

* This article was originally published here

Post a Comment

0 Comments