Việt Nam đủ sức theo đuổi kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch

TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong-Trung Quốc, nhấn mạnh hai vấn đề về kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch không quá tầm đối với Việt Nam khi tham gia đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 26-7 đồng tổ chức hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng đầu tiên giữa các quốc gia tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Đây là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden chính thức khởi động IPEF trong chuyến thăm Tokyo - Nhật Bản hồi tháng 5.

Việt Nam theo đuổi kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch có quá sức? - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo khác trong sự kiện công bố IPEF ở Tokyo hôm 23-5. Ảnh: Reuters

Với cách tiếp cận mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden, IPEF được kỳ vọng giúp Mỹ khôi phục vị trí đã mất sau khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau đó, hiệp định đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và được ký kết mà không có sự tham gia của Mỹ. IPEF truyền sức sống mới vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cho phép Washington đối trọng với ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Ngoài Mỹ và Nhật Bản, 12 quốc gia khác gồm Úc, Fiji, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Thái Lan, Singapore, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang trong quá trình thảo luận để chuẩn bị cho đàm phán chính thức IPEF vào tháng 9 tới, để làm rõ nội hàm của 4 trụ cột của sáng kiến, gồm thương mại và chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động hôm 29-7, nếu chọn về kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch thì có quá tầm với Việt Nam hay không, ông Thành cho rằng hai vấn đề này không quá tầm đối với Việt Nam vì Việt Nam đã thực hiện những cam kết có độ khó hơn rất nhiều trước đó. Ông Thành đề cập đến CPTPP đều có các vấn đề liên quan đến kỹ thuật số, thương mại số đòi hỏi những các quy tắc tuân thủ nghiêm ngặt. Đối với năng lượng sạch, chính phủ cũng đã tham gia cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đó là những cam kết đầy tham vọng, khó hơn rất nhiều so với khuôn khổ IPEF.

Việt Nam theo đuổi kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch có quá sức? - Ảnh 2.

TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong-Trung Quốc

Cũng trong cuộc trao đổi hôm 29-7, TS Thành nhấn mạnh rằng IPEF không phải là một hiệp định tự do thương mại vì thế rất khó để so sánh với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Ông cho rằng IPEF bản chất là cuộc đua về luật chơi trên 4 trụ cột để khắc phục những lỗ hổng mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vẫn chưa vá được.

Đối với IPEF, TS Thành cho rằng Việt Nam sẽ không phải chạy đua để thay đổi và thích ứng mà với việc tham gia ngay từ đầu, Việt Nam sẽ là một trong những bên thiết kế luật chơi. Khi tham gia từ đầu, Việt Nam được quyền nêu ý kiến, có quyền mặc cả, quyền đặt vấn đề mà mình muốn thảo luận.

TS Thành cho rằng IPEF rất đáng để Việt Nam tham gia đàm phán vì nhu cầu của kinh tế Việt Nam là nâng cấp. TS Thành lập luận: "Phần lớn luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đầu tư nước ngoài chỉ xuất hiện ngay trước khi chúng ta chạy đua để đàm phán vào WTO, EVFTA hay CPTPP. Điều đó đồng nghĩa với việc là khi có yêu cầu từ bên ngoài thì chúng ta mới nâng cấp hệ thống luật của mình lên, từ đó nâng cấp chất lượng và môi trường kinh doanh".

Nhận định về vấn đền này, ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao và nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho rằng từ nay đến tháng 9, giai đoạn trước khi đàm phán chính thức, Việt Nam nên tham gia vào tham vấn ban đầu, qua đó xác định xem có thể đóng góp gì và nên tham gia ở mức độ nào.




Việt Nam đủ sức theo đuổi kinh tế kỹ thuật số và năng lượng sạch


Dr. Pham Sy Thanh, Director of the Mekong-China Strategic Studies Program, emphasized that the two issues of the digital economy and clean energy are not too difficult for Vietnam when participating in the negotiations of the Indian Economic Framework. Pacific Ocean Degree (IPEF).
US Trade Representative Katherine Tai and US Secretary of Commerce Gina Raimondo on July 26 co-hosted the first ministerial video conference among countries participating in the Indo-Pacific Economic Framework (IPEF). ). This is the first ministerial conference since President Joe Biden officially kicked off the IPEF during his visit to Tokyo - Japan in May.

With the new approach of US President Joe Biden, IPEF is expected to help the US restore its lost position after the administration of former President Donald Trump withdrew the US from the Trans-Pacific Partnership (TPP). Later, the agreement changed its name to the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) and was signed without the participation of the US. IPEF breathes new life into the US Indo-Pacific strategy, allowing Washington to counterbalance Beijing's growing economic influence in the region.

In addition to the US and Japan, 12 other countries including Australia, Fiji, India, South Korea, New Zealand, Thailand, Singapore, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines and Vietnam are in discussions to prepare for the talks. IPEF official hearing next September, to clarify the content of the four pillars of the initiative, including trade and supply chains, clean energy and infrastructure, taxation and anti-corruption.

Answering a reporter of Nguoi Lao Dong Newspaper on July 29, if choosing about the digital economy and clean energy is too much for Vietnam, Mr. Thanh said that these two issues are not too far for Vietnam. because Vietnam has made commitments that are much more difficult than before. Mr. Thanh mentioned that the CPTPP has issues related to digital, digital trade requires strict compliance rules. For clean energy, the government has also joined the pledge to reduce net emissions to zero by 2050 and those are ambitious commitments, much harder than the IPEF framework.


Also in the exchange on July 29, Dr. Thanh emphasized that the IPEF is not a free trade agreement, so it is difficult to compare it with the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) or the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP). Vietnam - EU free trade (EVFTA). He said that IPEF is essentially a race on the rules of the game on 4 pillars to fix the holes that the World Trade Organization (WTO) has not yet patched.

For IPEF, Dr. Thanh said that Vietnam will not have to race to change and adapt, but with participation from the beginning, Vietnam will be one of the parties to design the rules of the game. When participating from the beginning, Vietnam has the right to express opinions, bargain, and ask questions that it wants to discuss.

Dr. Thanh said that IPEF is very worthy for Vietnam to participate in negotiations because the needs of the Vietnamese economy are to upgrade. Dr. Thanh argued: "Most of the business law, enterprise law, investment law, foreign investment law only appeared just before we race to negotiate into the WTO, EVFTA or CPTPP. That means that The thing is that when there is an external request, we will upgrade our legal system, thereby upgrading the quality and business environment."

Commenting on this issue, Mr. Pham Quang Vinh, former Deputy Foreign Minister and former Ambassador of Vietnam to the US, said that from now until September, the period before official negotiations, Vietnam should participate in the negotiations. initial consultation, thereby determining what can be contributed and to what extent it should be involved.

Post a Comment

0 Comments